Công nghệ Deepfake là một công nghệ mới, được sử dụng để tạo ra các video và hình ảnh giả mạo. Nó sử dụng các mô hình máy học sâu để tạo ra các hình ảnh và video giả mạo có thể gây nhầm lẫn với những hình ảnh và video thật, bao gồm các nhân vật nổi tiếng. Tuy nhiên, công nghệ Deepfake cũng có những rủi ro tiềm tàng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về công nghệ này ở bài viết dưới đây.
Công nghệ Deepfake là gì?

Thuật ngữ “Deepfake” là sự kết hợp giữa “deep learning” và “fake”. Công nghệ Deepfake được xây dựng trên nền tảng machine learning mã nguồn mở của Google.
Theo đó, Deepfake sẽ thực hiện quét video và ảnh chân dung của một người và hợp nhất với video riêng biệt nhờ AI và thay thế các chi tiết trên gương mặt như mắt, miệng, mũi với chuyển động gương mặt, giọng nói như một người thật.
Càng có nhiều hình ảnh gốc thì AI càng có nhiều dữ liệu để học. Deepfake có thể gán khuôn mặt của người này sang người khác trong video với độ chân thực đến kinh ngạc.
Công nghệ Deepfake hoạt động như thế nào?

Cơ chế hoạt động của công nghệ Deepfake phụ thuộc vào GAN (Generative adversarial network, mạng đối nghịch tạo sinh) và các mô hình học máy. Đòi hỏi một quy trình cụ thể, liền mạch. Một trong những phương pháp phổ biến nhất để tạo nên Deepfake là sử dụng mạng nơ-ron sâu với bộ mã hóa tự động nó.
Bộ mã hóa tự động đóng vai trò là một công cụ trí tuệ nhân tạo máy học chuyên sâu dùng cho nghiên cứu video. Mục đích chính là để nhận biết diện mạo của một người từ các góc độ và môi trường khác nhau. Tiếp đến, công cụ này sẽ tự động ghép khuôn mặt, thậm chí cả giọng nói của nạn nhân vào video.
Cả quá trình thực hiện này được cải thiện với sự trợ giúp của GAN. Mạng đối nghịch tạo sinh này nghiên cứu các tập dữ liệu lớn và phát triển kết quả có độ chính xác cao. Chúng sẽ có nhiệm vụ sửa các lỗi trong quá trình thay thế khuôn mặt, bằng cách phát hiện khu vực cần cải thiện, làm cho Deepfake thậm chí còn khó phát hiện và giải mã hơn.
Cách nhận biết video công nghệ Deepfake?

Các cộng đồng của các nhà nghiên cứu và phát triển phần mềm đã tạo ra một phần mềm tích hợp các công cụ để nhận biết video của công nghệ Deepfake. Các công cụ này có thể được sử dụng để phát hiện các đặc điểm của video Deepfake, bao gồm các đặc điểm về âm thanh, hình ảnh và độ tương đồng.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đã phát triển các công cụ để phát hiện các video Deepfake bằng cách sử dụng các mô hình học sâu để phân tích các đặc điểm của video.
Các video Deepfake giờ đây gần như không thể phát hiện được. Deepfake có thể được xác định bằng một số dấu hiệu nhất định:
- Âm thanh. Các video Deepfake thường sẽ có âm thanh bị méo hoặc không đồng bộ. Giọng nói tổng hợp và chuyển động môi tự nhiên của video thường không khớp.
- Sự thay đổi ánh sáng đột ngột. Công nghệ Deepfake tuy đã được cải thiện trong những năm gần đây, nhưng nó vẫn có thể gặp trở ngại trong việc tái tạo những thay đổi tinh vi về ánh sáng và bóng tối trong các bản ghi ở thế giới thực.
- Khuôn mặt của nhân vật trong video. Deepfake sử dụng các định dạng thuật toán để ánh xạ hình ảnh lên video. Chính vì thế chúng không thể sao chép hoàn hảo các đặc điểm độc đáo như nếp nhăn, tàn nhang và nốt ruồi.
Tại sao Deepfake có thể giả giọng, mặt người thân để lừa đảo?

Công nghệ Deepfake tạo ra những video như thật nhằm nắm bắt được tâm lý người dùng và qua đó lừa đảo bằng tin nhắn nhờ chuyển tiền. Hiện nay các đối tượng đã sử dụng chiêu lừa đảo tinh vi hơn để vay tiền thông qua hình thức giả cuộc gọi video.
Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo khi thực hiện đối với các nạn nhân bị lừa chính là lấy những video cũ của người dùng, cắt ghép hoặc dùng công nghệ deepfake để khi thực hiện hành vi lừa đảo sẽ phát lại video dưới hình thức mờ ảo, chập chờn như đang ở nơi sóng yếu, nhằm đánh vỡ phòng tuyến tâm lý của nhiều nạn nhân, lấy được sự tin tưởng.
Theo nhiều chuyên gia công nghệ, phương thức hoạt động của các đối tượng này thường là tìm kiếm thu thập thông tin cá nhân đã được đăng tải công khai trên các tài khoản mạng xã hội… nhằm tạo ra một kịch bản lừa đảo. Nếu nạn nhân cẩn thận sẽ gọi điện thoại hoặc video để kiểm tra thì chúng sử dụng phần mềm cắt ghép hình ảnh để đánh lừa.
Hiện nay, các cơ quan chức năng đã nhiều lần đưa ra cảnh báo với người dân cần đặc biệt cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo tinh vi này. Nếu ai đó đề nghị mượn tiền, người dân cần thận trọng xác minh xem đó có phải là bạn bè, người thân của mình hay không. Trường hợp nghi vấn đối tượng giả mạo người thân trên mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ, xử lý kịp thời.
Trên đây là một số thông tin về công nghệ Deepfake, theo dõi để xem nhiều bài viết công nghệ hữu ích khác tại đây nhé.
Thông tin liên hệ:
- Mail: dirtytalk002@gmail.com
- Website: https://dirtytalk.blog/